taekwondo vovinam karatedo aikido võ cổ truyền võ phục dụng cụ võ thuật bao cát tập đấm *****************************************************************************************************
TAEKWONDO - maihungco.com
Taekwondo đã củng cố vị trí của nó trong nền thể thao thế giới một cách nhanh chóng như tất cả các môn thể thao võ thuật khác. Bên cạnh đó rất nhiều các giải vô địch châu lục được tổ chức bởi 4 tổ chức hội viên khu vực của Liên đoàn Taekwondo thế giới (WTF) như giải vô địch thế giới, giải vô địch nữ thế giới, cúp thế giới, giải Taekwondo CISM, giải vô địch sinh viên thế giới (FISU), Taekwondo được tham dự như một môn thể thao chính thức trong phần lớn các Đại hội đa môn thể thao quốc tế như Đại hội các môn thể thao của thế giới, Châu Mỹ, Châu Phi, Đông Nam Á và Trung Mỹ. maihungco.com
Chi phí tài chính:- Đối với người tập: Trang phục. - Đối với người tập và thi đấu: + Tiền thảm
+ Tiền mũ bảo vệ+ Tiền giáp bảo vệ+ Tiền bao chân+ Tiền bao tay+ Tiền giáp bảo vệ ngực cho phụ nữ
HỆ THỐNG THỨ BẬC, ĐAI: maihungco.com
Trường phái Taekwondo ITF có 18 bậc tiến gọi là 18 đẳng, cấp (nói đúng ra là từ cấp rồi mới tới đẳng), khởi đầu môn sinh mang cấp 8, sau mỗi 3 tháng, hoặc 6 tháng ở cấp cao hơn, lại thi lên một cấp. Sau khi mang đai đen thì khoảng 2 năm lại thi lên đẳng một lần. Hệ phái Taekwondo WTF có mười trình độ (gọi là một "gup") với chín hoặc mười cấp đai ("dan") từ trắng, vàng, xanh lục, xanh dương, nâu, đỏ vào cao nhất là đai đen (huyền đai). Võ sinh mới vào luyện bắt đầu ở cấp 10 (đai trắng) và tăng dần trình độ xuống cấp 1 (đai đỏ). Tại nhiều trường, võ sinh sau khi luyện tới trình độ trung bình gọi là cho dan bo (chuẩn huyền đai) hay dan bo, tức là "võ sinh đai đen". Sau một vài lần vượt qua các kì thi nwu, võ sinh thi bài thi một đẳng, sau đó đạt đẳng 1 (nhất đẳng huyền đai).
Mức dan tăng dần tới tối đa là 9 dan {ITF} hay 10 dan (Kukkiwon), thường cửu đẳng và thập đẳng là cấp của trưởng môn, còn các võ sư thường không đạt được. Hệ Kukkiwon không cho phép võ sinh dưới 15 tuổi đạt các dan. Thay vì vậy các võ sinh đạt đẳng poom, hay "võ sinh đai đen ít tuổi". Võ sinh chưa đến tuỏi trưởng thành có thể đạt 4 poom, và tất cả các đẳng poom đều chuyển thành đẳng dan khi võ sinh tới đủ tuổi và qua kì thi lên cấp tiếp theo.
Trang phục của Taekwondo không xa hoa, mà cũng không sang trọng. Nó được thiết kế phù hợp với các hoạt động tự do của cơ thể. Võ phục Taekwondo mầu trắng, được quan niệm là mầu tinh khiết, trong trắng trong tất cả các màu sắc và có khả năng thu hút bất cứ một đối tượng tập luyện nào. maihungco.com
Có rất nhiều loại đai, đai đen (người lớn), đai đỏ/ đen (trẻ em), đai đỏ, xanh da trời, xanh lá cây, vàng và trắng. Màu sắc của đai biểu thị trình độ và cấp bậc của người đeo nó, đai trắng giành cho người mới tập, đó là những người đang ở cấp 9 và cấp 10, đai vàng giành cho những người cấp 7 cấp 8, đai xanh lá cây giành cho những người cấp 5 cấp 6, đai xanh da trời giành cho những người từ cấp 3 cấp 4 và đai đỏ giành cho người cấp 2 cấp 1, đai đen giành cho những chuyên gia Taekwondo người có trình độ từ 1 đẳng đến 10 đẳng. Đai đỏ/ đen giành cho những người đạt từ 1 đến 3 Poom ở hạng tuổi trẻ hơn. Kukkiwon (cơ quan văn phòng của Liên đoàn Taekwondo thế giới) được quyền tổ chức các cuộc thi lên đai và cấp chứng chỉ đẳng và Poom theo nguyên tắc của cuộc thi mà Kukkiwon đã đề ra. maihungco.com
***QUI ĐỊNH VỀ VÕ PHỤC (TAEKWONDO TP.HCM):
Võ phục của Taekwondo lấy màu trắng làm màu chính. Áo của Taekwondo Việt Nam mà cụ thể là ở thành phố Hồ Chí Minh thì bên ngực phải thêu huy hiệu của liên đoàn Taekwondo Việt Nam, bên trái thêu huy hiệu của liên đoàn Taekwondo thành phố Hồ Chí Minh, nằm ngay phía dưới là bảng tên, ở giữa là huy hiệu của liên đoàn Taekwondo thế giới.
Võ sinh ở trình độ sơ cấp thì mặc áo cổ trắng, bảng tên nền xanh chữ trắng, còn võ sinh ở trình độ cao cấp thì mặc áo cổ đen, màu bảng tên phụ thuộc vào số đẳng đang giữ.
Sợi đai của Taekwondo có chiều dài từ 2m đến 3m, bề rộng là 5cm, hai đầu có thêu hai chữ Taekwondo, một chữ theo tên quốc tế và một chữ theo tiếng Triều Tiên. maihungco.com
CẤP BẬC VÀ MÀU ĐAI:
Sơ cấp : có 8 bậc, từ cấp 8 cho đến cấp 1
Cấp 8 : là cấp dành cho môn sinh mới vào học, màu đai là màu trắng
Cấp 7 : màu đai là màu vàng
Cấp 5, 6 : màu đai là màu xanh lam
Cấp 4,3,2,1 : màu đai là màu đỏ
Cao cấp : có 7 cấp, từ nhất đẳng cho đến thất đẳng, màu đai là màu đen
Nhất và nhị đẳng : đai đen chữ vàng, bảng tên nền đen, chữ vàng. Đây mới được coi là môn sinh ưu tú, chưa được đứng vào hàng ngũ huấn luyện viên.
Tam và tứ đẳng : đai đen chữ đỏ, bảng tên nền đen, chữ đỏ. Đây là những môn sinh xuất sắc, đạt được đến trình độ này thì mới được làm huấn luyện viên. maihungco.com
Ngũ, lục và thất đẳng : đai đen chữ trắng, bảng tên nền hồng, chữ trắng.
Riêng những võ sinh dưới 16 tuổi, mà đã đạt đến trình độ cao cấp thì chưa được mang đai đen mà chỉ được đeo đai đỏ đen.
***QUY ĐỊNH VỀVÕ PHỤC TẬP LUYỆN TAEKWONDO ( TAEKWONDO VIETNAM)
+ Bộ võ phục chuẩn dành cho từ đai trắng (cấp 10) đến đai đỏ (cấp 1) , ngoài võ phục VĐV cần phải có đai lưng được đeo thay đổi theo cấp và để cho tiện trong việc giảng dạy người ta thường thêu tên lên áo (nền xanh dương chữ trắng).
+ Đai thì khi thăng cấp sử dụng cùng một màu thì không cần may gạch vào, chỉ có thăng đẳng người ta mới may gạch .
+ Bộ dành cho các bậc đai đen mặc, kiểu dáng thì cũng tựa như trên kia nhưng cổ áo thì có màu đen, đeo đai đen, thăng đẳng thì may gạch, bảng tên nếu có thì nền đen chữ trắng. maihungco.com
+ Ngoài ra cần nói thêm là môn sinh đạt đai đen dưới 16 tuổi thì không mang đai đen, mà mang đai đỏ đen và áo võ phục cũng mang màu đỏ đen cho tới khi đủ tuổi thì được đổi đai, đẳng vẫn thăng bình thường sau các kì thi đai đen
*****************************************************************************************************
Updated 25/10/2008 by Marketing
KARATEDO
Đẳng cấp, màu đai và danh hiệu
Chế độ đẳng cấp và màu đai của Karate là học từ Judo và bắt đầu thi hành từ năm 1924.
Ban đầu chỉ có đai đen (huyền đai) và đai trắng. Đai đen dành cho những người đã có quá trình luyện tập, còn đai trắng dành cho người mới bắt đầu. Giữa đai trắng và đai đen có từ 1 đến 3 đai nữa tùy theo từng lưu phái. Hay dùng nhất là đai màu xanh lá cây (màu trà Nhật). Ngoài ra tùy lưu phái có thể có đai vàng, đai nâu, v.v… Trong đai đen lại có khoảng 10 đẳng, thấp nhất là nhất đẳng (nhất đẳng huyền đai). Những người đạt đến trình độ ngũ đẳng huyền đai đến lục đẳng huyền đai được gọi là renshi (錬士) ngũ đẳng và renshi lục đẳng, từ thất đẳng huyền đai đến bát đẳng huyền đai được gọi là kyoshi (教士) hoặc tatsushi (達士), từ cửu đẳng huyền đai trở lên gọi là hanshi (範士). Cũng có lưu phái không sử dụng các danh hiệu này. (Nguồn: KARATEDO (http://vi.wikipedia.org/wiki/Karatedo) Đẳng cấp, màu đai và danh hiệu
Chế độ đẳng cấp và màu đai của Karate là học từ Judo và bắt đầu thi hành từ năm 1924.
Ban đầu chỉ có đai đen (huyền đai) và đai trắng. Đai đen dành cho những người đã có quá trình luyện tập, còn đai trắng dành cho người mới bắt đầu. Giữa đai trắng và đai đen có từ 1 đến 3 đai nữa tùy theo từng lưu phái. Hay dùng nhất là đai màu xanh lá cây (màu trà Nhật). Ngoài ra tùy lưu phái có thể có đai vàng, đai nâu, v.v… Trong đai đen lại có khoảng 10 đẳng, thấp nhất là nhất đẳng (nhất đẳng huyền đai). Những người đạt đến trình độ ngũ đẳng huyền đai đến lục đẳng huyền đai được gọi là renshi (錬士) ngũ đẳng và renshi lục đẳng, từ thất đẳng huyền đai đến bát đẳng huyền đai được gọi là kyoshi (教士) hoặc tatsushi (達士), từ cửu đẳng huyền đai trở lên gọi là hanshi (範士). Cũng có lưu phái không sử dụng các danh hiệu này. (Nguồn: KARATEDO (http://vi.wikipedia.org/wiki/Karatedo) MAIHUNGCO.COM
*****************************************************************************
* Lịch sử hình thành & phát triển VOVINAM – VIỆT VÕ ĐẠO *
VOVINAM – VIỆT VÕ ĐẠO – là môn phái võ tự vệ và chiến đấu của người Việt Nam – do Cố Võ Sư NGUYỄN LỘC, sinh vào ngày 08/04/1912, người làng Hữu Bằng, Huyện Thạch Thất, Tỉnh Sơn Tây (nay là Tỉnh Hà Tây) sáng lập.
Môn phái VOVINAM – VIỆT VÕ ĐẠO được thành lập trên cơ sở lấy võ và vật dân tộc làm nòng cốt, nghiên cứu các môn võ khác trên thế giới để thái dụng và hóa giải, nhất là cải tiến nền tảng kỹ thuật của mình theo nguyên lý Cương – Nhu phối triển. Sau khi võ sư Nguyễn Lộc quá vãng, võ sư Chưởng môn Lê Sáng và các môn đệ kế nghiệp đã từng bước sắp xếp lại tổ chức, hệ thống hóa kỹ thuật võ học, lý thuyết võ đạo, đai đẳng … và chung tay góp sức đưa Vovinam – Việt Võ Đạo phát triển mạnh mẽ như ngày nay.
<< Giai đoạn 1938 – 1963
Ông Nguyễn Lộc trưởng thành trong thảm cảnh quê hương Việt Nam bị thực dân Pháp đô hộ hơn nửa thế kỷ. Thanh niên Việt Nam lúc bấy giờ đang bị chi phối bởi 2 khuynh hướng: “một bên là hy sinh dấn thân vào con đường cách mạng cứu nước; còn 1 bên là buông mình theo lớp vỏ văn minh hào nhoáng của phương Tây mà những thú vui sa đọa, những phong trào thể thao của lớp thượng lưu trưởng giả được thực dân Pháp khuyến khích để ru ngủ các tầng lớp thanh niên”. Là một thanh niên, ông Nguyễn Lộc vô cùng đau lòng trước thực trạng quê hương...
<< Giai đoạn 1964 – 1975
Đến ngày 01/11/1963, nhóm Dương Văn Minh hạ bệ Ngô Đình Diệm. Cùng với các võ phái khác, Vovinam bắt đầu công khai hoạt động lại từ đầu năm 1964. Vào thời điểm này, chiếc áo thun ba lổ (may – ô) và quần đùi mà võ sinh đã mặc trong thời kỳ 1954 – 1963 được thay thế bằng bộ võ phục màu xanh da trời như hiện nay. Sau khi võ đường đầu tiên (tính từ 1964) ra đời tại số 61 đường Vĩnh Viễn, quận 10, (Sài Gòn), võ sư Chưởng môn Lê Sáng, võ sư Trần Huy Phong (1938 – 1997), võ sư Nguyễn Văn Thư và một số thành viên khác đã họp để soạn thảo Quy lệ môn phái, vạch ra phương hướng củng cố và phát triển môn phái...
<< Giai đoạn 1976 – 2000
Khoảng gần một năm sau ngày thống nhất đất nước, một số võ sư, HLV Vovinam – Việt Võ Đạo đã tập hợp và ôn luyện tại Quận 8 (TP. Hồ Chí Minh) do võ sư Nguyễn Văn Chiếu phụ trách; sau đó đi biểu diễn ở sân vận động quận này và một vài nơi khác như ở Quận 3, Huyện Bình Chánh … ngày 15/12/1978, được sự chấp thuận của Sở Thể dục Thể thao TP. Hồ Chí Minh và UBND Quận 8, lớp Vovinam – Việt Võ Đạo chính thức khai giảng tại tụ điểm Hồ bơi Hòa Bình (đường Chánh Hưng – Quận 8) do võ sư Nguyễn Văn Chiếu huấn luyện, mở đầu cho quá trình khôi phục lại phong trào trong thành phố. Từ thời điểm này đến đầu những năm 80, các võ sư ở một số tỉnh, thành khác như Nguyễn Hữu Hạnh (Cần Thơ), Nguyễn Bá Thuận (Nha Trang), Đinh Văn Hà (Bình Định), Nguyễn Công Hóa (Lâm Đồng) … cũng xin phép ngành TDTT địa phương mở các lớp huấn luyện...
(VOVINAMUS) MAIHUNGCO.COM