Đâu là thế mạnh của thể thao Việt Nam?
Đăng ngày: 29/06/2010 14:46hử hình dung ra đâu là môn mạnh nhất trong số những môn thuộc hệ thống Olympic của thể thao Việt Nam chuẩn bị cho trận đánh lớn Asian Games 2010 sắp tới.
Sau chiếc HCV hạng cân 58kg của Hồ Nhất Thống tại Asian Games 1998, đến nay, taekwondo Việt Nam luôn trắng vàng tại Á vận hội. Ảnh: Hoàng Hùng |
Xoay sang nhóm môn phụ thì lại có, ví như cờ, cầu mây hay wushu, billiards. Nếu thành công nhờ những môn phụ, thể thao Việt Nam ít ra cũng có được vài chiếc HCV ở sân chơi châu lục, nhưng như thế có đủ để đánh giá năng lực phát triển của nền thể thao nước nhà?
Đâu là mũi nhọn? Câu trả lời cũng dễ tìm, thì đấy, điền kinh, taekwondo, bóng bàn, bắn súng, judo, bóng đá nữ, cử tạ, bóng chuyền… chẳng hạn, đều là những môn nằm trong hệ thống thi đấu của Olympic và được cho là thế mạnh của thể thao Việt Nam. Tuy nhiên, nhóm môn Olympic này chỉ mạnh khi chúng ta “tắm trong ao làng” SEA Games, hay hệ thống giải vô địch Đông Nam Á. Còn bơi xa hơn đến Asian Games hay Olympic, thì tất cả những điểm yếu đều hiện nguyên hình! Càng đến gần với Asian Games 2010, thể thao Việt Nam càng đau đáu nỗi lo vì không tìm nổi ra môn nào trong số những môn chính quy được IOC công nhận để xem là thế mạnh đích thực. Cái gì cũng “chung chung” và méo mó như nhau, từ kế hoạch chuẩn bị lực lượng, cho đến sự đầu tư, và cao hơn là cách thể hiện một tham vọng “hóa rồng” như trước đây từng tồn tại. Thành ra, người ta có cảm tưởng cái “đa giác thể thao” Việt Nam hiện tại chỉ gồm toàn góc tù, chứ không hề tồn tại một góc nhọn nào cả. Đấy không hề là đánh giá suông. Trước đây, taekwondo - một trong số hiếm hoi các môn thuộc Olympic - từng giành được HCV ở Asian Games (vào năm 1994 và năm 1998). Nhưng sau 2 kỳ liên tiếp thành công của các võ sĩ Trần Quang Hạ và Hồ Nhất Thống, taekwondo dần mất đi thế mạnh ở các kỳ Á vận hội tiếp theo, và đến giờ, chẳng ai còn dám đặt niềm tin vào môn từng được ví là thế mạnh này ở Quảng Châu tháng 11 tới nữa. Chính ông Vũ Xuân Thành - Trưởng bộ môn taekwondo Việt Nam - phải thừa nhận: “Chúng ta cũng có cơ hội giành huy chương, nhưng vàng thì khó”. Khi không thể trông chờ vào taekwondo, người ta buộc phải quay sang ngắm nghía rất nhiều môn cơ bản khác: điền kinh, bóng bàn, cầu lông, quần vợt, bóng rổ, bóng chuyền, bơi lội, cử tạ, judo… nhưng rồi cùng chấp nhận rằng, tất cả cũng chỉ ở dạng tiềm năng, vì cùng được đúc ra từ một khuôn mẫu. Điền kinh cũng có vài gương mặt xuất sắc như Vũ Thị Hương (cự ly ngắn nữ), Trương Thanh Hằng (trung bình nữ), Vũ Văn Huyện (10 môn phối hợp), nhưng kỳ vọng một trong số họ sẽ mang về HCV ở sân chơi Asian Games 2010 thì có vẻ hơi quá. Vũ Thị Hương rất mạnh ở cự ly 100m nữ, từng thắng các VĐV vô địch Asian Games cũ tại sân chơi Asian Indoor Games 2009. Nhưng ngay cả HLV phụ trách Hương là ông Nguyễn Đình Minh cũng thừa nhận đấy là thời điểm bùng nổ hiếm hoi của học trò. Nếu muốn giữ cho sự bùng nổ ấy diễn ra đều đặn thì phải cần một chiến lược đầu tư lớn và tốn kém hơn cho Hương, nhất là những chuyến học việc xa ở những nước có nền thể thao tiên tiến. Giới chức điền kinh nói riêng và thể thao Việt Nam nói chung có làm được điều đó? Đến lúc này thì chưa! Bơi lội có kình ngư Nguyễn Hữu Việt cũng đáng nể ở châu Á (hạng 6 năm 2009), cầu lông có Nguyễn Tiến Minh (hạng 7 thế giới năm 2010), cử tạ có Hoàng Anh Tuấn (HCB Olympic 2008), taekwondo có Nguyễn Thị Hoài Thu, Hoàng Hà Giang (HCB Asian Games 2006)… nhưng những VĐV tài năng ấy chưa từng được đầu tư một cách căn cơ và lâu dài. Họ cũng như nhiều VĐV khác nữa, chỉ biết tồn tại theo kế hoạch mang tính thời vụ của thể thao Việt Nam. Đôi khi, bản thân họ cũng chẳng thể biết được mình được đào tạo để dùng cho sân chơi nào, SEA Games, Asian Games hay Olympic? Nói chung là rất mơ hồ… Thôi chờ môn phụ vậy! Trong số 9 chiếc HCV mà thể thao Việt Nam giành được kể từ khi chính thức tham dự Asian Games 1982 đến nay, karatedo chính là môn đóng góp thành tích nhiều nhất (3 HCV). Số còn lại chia cho taekwondo (2 HCV), cầu mây (2 HCV), billiards&snooker (1 HCV), thể hình (1 HCV). Có nghĩa, trong 4 môn ấy thì có đến 3 môn chưa từng được tính vào hệ thống thi đấu chính thức của Olympic. Thành ra, việc môn chính thống taekwondo “trắng vàng” kể từ sau năm 1998 đến nay, thể thao Việt Nam chỉ còn biết trông chờ vào những môn phụ để mưu cầu danh vọng. Tiếc rằng ngay cả những môn phụ giờ đây cũng đang ở thế khó. Á vận hội 2006, cầu mây bất ngờ qua mặt Thái Lan để giành 2 HCV, nhưng thất bại toàn diện ở SEA Games 25 vừa qua khiến nhiều người khó mà tiếp tục đặt niềm tin vào môn này. Thể hình đã bị loại khỏi cuộc chơi vì quá cảm tính, trong khi wushu vẫn vô vọng dù đây là môn thể thao được ưu tiên đầu tư rất nhiều. Karatedo cũng đang rơi vào hoàn cảnh tương tự, nghĩa là chỉ ở dạng “tiềm năng”, muốn thăng hoa thì phải trông vào… may mắn, và tùy vào việc Nhật Bản có chịu “chia” huy chương cho các quốc gia theo đuổi môn này hay không. Nhìn đâu cũng thấy “mờ mờ nhân ảnh”, tìm khắp cũng không ra mũi nhọn nào đủ sức tấn công Asian Games 2010, nên có người nói vui rằng thể thao Việt Nam sẽ thắng lớn ở Quảng Châu chỉ khi 3 môn đá cầu, vovinam và lặn được đưa vào chương trình thi đấu!? |
| ||||||||||||||||||
|