Công ty TNHH Võ phục Dụng cụ Mai Hùng- Chuyên sản xuất , Cung cấp nhãn hiệu : Mai hùng và Thanh Long , Twon ( - Martial arts uniform equipment Võ phục Taekwondo vo phuc vovinam - karatedo ....

Tìm kiếm sản phẩm: Tìm nâng cao
CÁCH THANH TOÁN
QUY TRÌNH MUA HÀNG VÕ PHỤC MAI HÙNG

Thống kê truy cập

Số lượt truy cập: 1.769.499
Số người đang xem:  22

boxing - quyền anh - Những cô gái quyền anh VN

Đăng ngày: 29/06/2010 15:00
những chiêu thức quả boxing nếu mà nhìn thì phải nói là cực kỳ đơn giản... tại sao??? tại vì boxing kô chù trọng đến chiêu thúc nhiều.... mà nó chú trọng đến sức khỏe... và sụ nhanh nhẹn.... nếu ai đã từng tập boxing thì phải nói là mỗi buổi tập quả nó cực kỳ vất vả.... khi tập boxing ng ta kô tập các chiêu đánh nhiều... ma ng ta tập thể lục là chính... ví dụ ( chạy, hít đất, nhảy day, đu xà vv và vv) và quan trong nhất là tập bụng... khi các bạn xem những quộc chiến boxing các bạn có thể thấy ng ta lúc thủ chỉ thủ mặt... mà kô thủ bụng... cho nên lúc nào 2 tay cũng phải để ở trên mặt... nên chỗ bụng xẽ rất sơ hở và bị kẻ khác tấn công... vì vậy nên trong boxing thịt bụng là rất quan trọng... để chịu đòn... ôk bây h nói đến chiêu thức quả nó thực ra boxing kô có 1 chiêu thúc nào cả.... chỉ có những chiêu đấm rất bình thường như đấm thẳng... móc vv.. và cái này thì ai cũng làm dc... nhưng cái quan trọng là tốc độ, lục, và sự nhanh nhẹn khi né đòn... và mỗi khi đấm thì trong boxing đều lấy đà từ chân và eo... còn những chiêu thức khác thi theo mh thấy là các boxer đều phải tự nghiên cứu các chiêu thức giêng phù hợp với bản thân mh.....

Những cô gái quyền anh VN

 

Hai võ sĩ Chung và Chiến đang tập luyện trên sàn đấu
TTCN - Trên võ đài, hai người phụ nữ bắp tay bả vai nổi cuộn, mặt gườm gườm, mắt tinh ranh như gà chọi, cố dè từng miếng hở của nhau mà nện! Và cảnh so găng của những nữ võ sĩ quyền anh ấy bắt đầu xuất hiện ở VN khiến nhiều người sửng sốt.

Tháng 7-2004, Hà Nội đã quyết định thành lập CLB nữ boxing của thủ đô gồm hơn 30 vận động viên, trong đó có 10 người bắt đầu duyên cơ đấm bốc từ những môn thể thao chẳng liên quan gì đến đấm bốc.

Thôn nữ “đả lôi đài”

Chúng tôi vào cửa số 8, đi ngoằn ngoèo một lúc mới tới gian phòng tập nằm góc cùng nhà thi đấu Quần Ngựa. Từ xa đã nghe thấy tiếng la hét, rồi tiếng nắm đấm thùm thụp vang lên. Giữa căn phòng, một võ đài đang rung bần bật. Trên võ đài, hai cô gái đeo bao tay, mũ bịt đầu, đang chúi mặt nhìn nhau, tay nắm chặt, co lại phòng thủ rồi liên tiếp tung ra những cú đấm lạnh gáy. Họ xoay khắp bên này sang bên kia. Đứng giữa họ là một huấn luyện viên đầu húi gọn, trạc ngoài 30 tuổi, dõi theo từng động tác một. Thi thoảng tiếng chuông lại rung lên báo hiệu qua hiệp, hai nữ võ sĩ nghỉ giải lao dăm ba phút rồi lại tập tiếp. Hai cô gái đó là Chung và Chiến, chưa đầy 21 tuổi.

Bên dưới, chung quanh võ đài những cô gái khác cũng đang hoàn thành bài tập của họ. Tất cả đều là vận động viên của CLB boxing. Trước mặt chúng tôi, Tạ Thị Minh Nghĩa, một cô gái thật xinh xắn, nhỏ nhắn, búi một túm tóc trên đầu, tay đeo găng, đang mắm môi mắm lợi nhằm bao cát treo lủng lẳng trên sàn nhà mà đấm huỳnh huỵch. Cô bảo: “Sáng chúng em tập các bài chạy, chiều mới tập kỹ thuật (đấm bốc)”.

Đã gần 5g chiều nhưng phòng tập chưa vãn người. Phía sau Nghĩa, hai cô gái khác sau dăm phút giải lao lại thay nhau một đứng một nằm trên sàn để tung - đón bóng. Một số cô khác thì nhằm bầu cát (loại nhỏ) đấm bật vào tường hoặc đứng trước tấm gương lớn tự đấm với chính họ.

Trên hành lang, cô gái Bùi Thị Hiền Hoa, quê xã Xuân Nộn (huyện Đông Anh, Hà Nội), tóc hoe, gương mặt nhỏ nhắn, dáng người đanh thép đang trở về phòng ở để giải lao, cho biết chính cô là một trong năm võ sĩ vừa đi Đài Loan thi đấu boxing hồi cuối năm 2004. “Ngày nào chúng em cũng tập. Gần đây, nếu không thay đổi thì chúng em đã lại ra nước ngoài thi đấu tiếp rồi. CLB chúng em có khoảng 40 cô gái. Chúng em là hạng lớn nhất, còn có những bạn nhỏ hơn cũng học boxing”.

“Đả lôi đài”, thuật ngữ chỉ những người đấm bốc trên sàn đấu mà những cô gái này có thể chưa từng nghe. Song họ đã thật sự trở thành các tuyển thủ đả lôi đài. Điều kỳ lạ là cả năm tuyển thủ đầu tiên của VN sang Đài Loan thi đấu đều xuất thân là những cô thôn nữ từng chỉ quen “bán mặt cho đất bán lưng cho giời” ở đồng quê Bắc bộ. Vũ Thị Hải Yến, 19 tuổi, trở thành người trẻ nhất đoàn tham gia thi đấu boxing quốc tế, quê ở huyện Sóc Sơn (Hà Nội). Cô kể: “Từ nhỏ em đã mê học võ, nhưng bố mẹ không đồng ý. Em cũng không ngờ bây giờ lại trở thành một cô gái quyền anh”.

Yến trưởng thành từ phong trào thể thao quần chúng, nhưng không nghĩ mình sẽ là một nữ tuyển thủ boxing. Các huấn luyện viên đã nhìn ra cô, đã “nhặt” cô vào đội tuyển và quả nhiên con mắt các huấn luyện viên có tầm. Tuy nhiên, “khi biết em đi học quyền anh, bố mẹ em không vui, bởi bố mẹ em đều bảo làm gì có thứ con gái leo lên võ đài đấm nhau đôm đốp”. Không chỉ bố mẹ, người làng cũng nhìn cô với con mắt lạ. Người ta nghĩ con gái mà đi học đấm bốc, rồi mai kia về làng lại hung hăng, dữ tợn rất khó có anh nào rước! Nhưng cô lại có một ý nghĩ khác, một đam mê cháy bỏng mà không phải ai cũng hiểu được!

 

Nữ võ sĩ có gương mặt rất khả ái Tạ Thị Minh Nghĩa
Trước khi đến CLB boxing Hà Nội, tôi nghĩ chắc những nữ võ sĩ VN rất xấu, người thì béo tốt, dữ dằn; song đến nơi mới giật mình: ai cũng hiền khô, người nhỏ nhắn, gương mặt ưa nhìn. Các cô chân thật, chan hòa. Tạ Thị Minh Nghĩa, 20 tuổi, trông như “hoa khôi”, cũng có xuất xứ “chân lấm tay bùn” và một “bi kịch” chẳng kém gì Hải Yến. Tôi tận mắt thấy cô đang mắm môi đấm hàng chục quả vào bịch cát. Trong tiết trời lạnh, hanh khô mà găng tay, cánh tay cô ướt đẫm mồ hôi. Cô kể lại cái duyên cơ khiến cô trở thành nữ boxing: thuở học cấp II, cô rất hăng say tham gia các giải việt dã của trường, của huyện và của thành phố Hà Nội. Sau đó, cô được Sở Thể dục thể thao Hà Nội gọi vào đội tuyển điền kinh.

Đến khi thành lập đội tuyển boxing, chẳng hiểu vì sao các huấn luyện viên lại “nhấc” cô sang học đấm bốc! Cô nghĩ “điều đó cũng hay hay” và cũng muốn thử được khám phá sức mình. Nhưng cũng giống như Hải Yến, ban đầu cô cũng gặp những trở ngại tâm lý từ gia đình, bè bạn và cả xóm làng, tới mức có lần cô tưởng khó mà vượt qua. Cha mẹ cô cứ nghĩ boxing là đánh đấm, sát hại nhau mà không biết đó là môn thể thao đầy kỹ thuật và văn hóa, và học boxing là để được cống hiến tài năng, để “biết sống” hơn. “Trên võ đài thì thượng cẳng chân hạ cẳng tay, mặt đằng đằng sát khí như vậy, nhưng khi vừa bước khỏi võ đài chúng em lại trở thành những cô gái bình thường như bao cô gái khác” - Bùi Thị Hiền Hoa giãi bày hộ cho những bạn mình.

Từ mấy tháng nay, người hâm mộ quyền anh ở Hà Nội cứ lai vãng ở nhà thi đấu Quần Ngựa (quận Ba Đình) để ngó vào khu tập luyện của CLB nữ quyền anh Hà Nội. Trong khi rất nhiều cô gái Hà Nội kéo nhau đi tập thể hình, thể dục thẩm mỹ để làm đẹp thì các cô gái trẻ ở đây, chỉ tầm 14 - 21 tuổi, sức xuân phơi phới, lại đang gồng mình, choãi chân đấm lia lịa vào bao cát treo hoặc từng đôi một, mặt đối mặt đấm vào nhau. Huấn luyện viên Nguyễn Như Cường bảo: “Đội quyền anh nữ của chúng tôi vừa mới ra đời, thể lực hạn chế nên phải đầu tư rèn luyện nhiều để mỗi nữ tuyển thủ phải có một tinh thần thép và đôi cánh tay thép, quả đấm thép. Phải như thế mới hi vọng thành công”.

Đó chính là lý do vì sao CLB nữ boxing Hà Nội luôn tập luyện gần như quên cả thời gian. Tuy nhiên, anh Cường lại nói: “Từ sàn tập đến sàn đấu chính thức rất khác nhau, bởi boxing là một môn thi đấu khó. Những khó khăn chủ quan chúng tôi có thể vượt qua, nhưng những khó khăn từ phía xã hội mới thật sự là đáng nói. Quyền anh nữ là môn thể thao cần được đầu tư đẩy mạnh để tiến kịp các nước khác, rất cần sự cổ vũ và cảm thông của xã hội”.

Đọ sức

Mặc dù được thai nghén, chuẩn bị từ lâu nhưng có vẻ sự ra đời của đội tuyển nữ boxing Hà Nội “hơi bị vội”. Bằng chứng là chỉ bốn tháng sau khi thành lập, khi các “nàng tiên” mới vừa chân ướt chân ráo bước lên sàn tập đã liều mang găng đi đọ sức ở xứ người. Năm cô gái gồm Vũ Thị Hải Yến, Tạ Thị Minh Nghĩa, Nguyễn Thị Chiến, Bùi Thị Hiền Hoa, Nguyễn Thúy Hường đại diện đội tuyển boxing VN sang Đài Loan tham dự cuộc thi boxing nữ quốc tế (tháng 11-2004) để so găng với các đấu thủ sừng sỏ đến từ 14 quốc gia. Và không ai ngờ các nàng đã rinh về cho quốc gia hai tấm huy chương đồng, thể hiện bữa trình làng đầy hi vọng.

 

Các võ sĩ trong một góc phòng tập
Thật không ngờ Vũ Thị Hải Yến lại là người đứng bậc đệ tam thế giới ở hạng cân 50kg khi lá cờ VN được kéo lên. Hành trình lọt vào vòng trong của cô ban đầu rất nhẹ nhàng khi cô cho một đối thủ của Hong Kong nằm đo ván. Sau đó, cô mặt đối mặt một nữ tuyển thủ Mỹ, người đã từng thượng đài hàng trăm trận đấu lớn trên thế giới, đang là đương kim vô địch nữ boxing của Mỹ.

Đứng bên nữ boxing người Mỹ cao to, vạm vỡ, nhưng cô gái nhỏ nhắn của VN vẫn ung dung, tự tin vào bản thân mình. Và ngay hiệp một cô đã dẫn điểm, sang hiệp hai, hai bên vẫn cân tài cân sức nhưng sang hiệp ba, do thể lực yếu hơn, lại chưa có nhiêu kinh nghiệm sàn đấu nên cô để thua điểm sát nút. Cô đã kiếm được tấm huy chương đồng đeo trên ngực đội tuyển còn quá non trẻ của VN khiến nhiều người mừng rơi nước mắt. Không chỉ Hải Yến, Minh Nghĩa cũng cho một nữ võ sĩ Hong Kong nằm sàn, nhưng khi đối mặt một nữ võ sĩ Đài Loan thì cô thua điểm sát nút.

Năm tháng trước, Nghĩa vẫn chỉ là... một nữ vận động viên điền kinh, chẳng biết chút gì về đấm bốc. Vậy mà chỉ qua vài tháng tập luyện tại Quần Ngựa, cô lại “rắn tay” nhanh đến vậy. Ba nữ tuyển thủ còn lại mặc dù chưa có cơ duyên ẵm giải, nhưng khi nhìn vào đôi mắt họ và những cú đấm lạnh người trên sàn tập, tôi biết quyết tâm của họ vô cùng lớn! Nếu sau này có ai nói về quyền anh nữ VN, chắc chắn họ là những nữ võ sĩ quyền anh thế hệ đầu tiên của VN cần được nhắc tên. 

HOÀNG DIỆP

| Chia sẻ |
THẢO LUẬN  
Chưa có thảo luận nào
Ý KIẾN CỦA BẠN  
  Hãy đăng nhập để thảo luận

Tin cùng loại cũ hơn