Công ty TNHH Võ phục Dụng cụ Mai Hùng- Chuyên sản xuất , Cung cấp nhãn hiệu : Mai hùng và Thanh Long , Twon ( - Martial arts uniform equipment Võ phục Taekwondo vo phuc vovinam - karatedo ....

Tìm kiếm sản phẩm: Tìm nâng cao
CÁCH THANH TOÁN
QUY TRÌNH MUA HÀNG VÕ PHỤC MAI HÙNG

Thống kê truy cập

Số lượt truy cập: 1.769.490
Số người đang xem:  30

Những đòn căn bản của Judo ( Nhu đạo )

Đăng ngày: 29/06/2010 14:54
Ai - Hiệp nhất, Ki - Khí, Do - Ðạo, Con đường . Aikido được sáng lập bởi Tổ sư Uyeshiba. Ông sinh năm 1883 tại một xóm chài ở Tanabe, Nhật bản. Ông là người con duy nhất trong gia đình. Thể chất không đuợc khỏe mạnh cho lắm do bị sanh thiếu tháng, sau này khi đã trưởng thành ông cũng chỉ đạt tới chiều cao khoảng 1m52. Lo lắng trước thể chất yếu đuối của con mình, cha ông thường động viên, khuyến khích ông chơi những môn thể thao như vật cổ truyền ( Sumo ), bơi lội và chạy bộ. Ông trở nên tiến bộ trong các môn thể thao và cảm nhận dần được sức mạnh tiềm tàng của chính mình .

1. Đòn chân Hiza Gu-ru-ma : ( Hiza Guruma )

Tay phải ta nắm tay áo của địch kéo ghị xuống, tay trái kéo bổng vai địch lên cao khiến cho địch nghiêng hẳn người với bên trái ( tức bên tay phải của ta ), đồng thời ta cũng kéo địch về phía trước, ta quét chân phải ta vào đầu gối của địch, quăng mạnh địch về phía sau - bên tay phải của ta.

2. Đòn chân Đờ A-si Ba-rai ( De Ashi Barai ):

Ta hãy đẩy cho địch lùi lại tí, khi địch gượng người trụ lai thì ta lại nương theo thế kéo địch vào mình, khi địch mất thăng bằng nhấc chân bước tới thì ta dùng chân trái quét ngang mắt cá chân nào mà địch nhấc lên bước tới, ( nhớ là khi ta kéo địch vào thì ta kéo tay cao lên để địch rướn người lên theo mà mất thăng bằng )

3. Đòn chân Ô-U-chi-ga-ri ( O-Uchi Gari ):

Tay phải ta nắm cổ áo của địch, tay trái ta nắm tay áo phải của địch, tay trái ta giở hổng tay phải của địch lên và đẩy về phía bên trái của địch , tay trái ta đẩy địch mạnh về phía sau buộc địch phải ngã nghiêng người, dồn trọng lượng của địch về bên chân trái của hắn, đồng thời cùng một lúc đó, ta luồn chân phải của ta vào giữa hai chân của địch mọc thật nhanh và mạnh vào cổ chân trái của đich ( mốc ngược lên cao ).

4. Đòn chân Tai-ô-tô-si ( Tai Ostoshi ):

Tay trái của ta kéo mạnh tay phải của địch giở hổng lên, đồng thời ta xoay chân trái ra sau và xoay nhanh người đưa lưng vào địch, cùng lúc ta đổi chân, chêm chân phải của ta vào sát ngay cổ chân phải của địch, tay phải ta kéo mạnh vào và ta kiểng thẳng cổ chân phải của ta lên thật nhanh và mạnh, địch sẽ té nhào.

5. Đòn chân Ô-sô-tô-ga-ri ( O Soto Gari )

Ta nhanh như chớp dùng tay phải chụp cổ áo và tay trái thì chụp tay áo bên trái của địch, tay trái của ta thì keo; tay của địch về người của mình, đồng thời tay phải đẩy mạnh ngực địch buộc địch nghiêng người trong lúc lùi lại, khi địch bị đẩy lùi một chút thì ta luồn chân phải của ta ra sau chân địch, dùng bắt chân ta móc thật mạnh vao chân của địch, địch sẽ té bật ngữa ra phía sau.

Chú ý : TẤT CẢ CÀNG ĐÒN CỦA NHU ĐẠO ĐÒI HỎI TA PHẢI THI HÀNH CÁC ĐỘNG TÁC THẬT LÀ NHANH CHÓNG VÀ LIÊN TỤC GẦN NHƯ TẤT CẢ CÙNG MỘT LÚC VẬY THÌ MỚI CÓ HIỆU QUẢ.... MUỐN ĐẠT ĐƯỢC TRÌNH ĐỘ NÀY THÌ PHẢI SIÊNG NĂNG TẬP LUYỆN KHÔNG NGỪNG NGHĨ MỚI ĐƯỢC...

6. Đòn chân Sa-sê-su-ri-kô-mi-a-si ( Sasae Tsuri Komi Ashi ) :

Ta hảy đẩy địch lùi lại một chút, khi địch bị đẩy lùi thì sẽ cố gượng lại, ta nhân đó mượn sức của địch và dùng tay trái cuả ta kéo mạnh địch về phía bên trái của ta, đồng thời tay phải của ta đẩy ngực áo của địch gần nơi nách hơi chếch lên trên, thật nhanh và thật mạnh, cùng lúc đó ta chêm ngay má trong của bàn chân trái của ta vào nơi ở ngay cổ chân của địch.

7. Đòn chân Kô-u-chi-ga-ry ( Ko Uchi Gari )

Cũng từa tựa như đòn chân ở trên, nhưng lần này không phải chêm chân mà là ta mốc ngược lên.

8. Đòn chân Kô-sô-tô-ga-ri ( Ko Soto Gari ):

Cũng từa tựa như đòn chân số 6, nhưng lần này ta không chêm mà là quét chân ta hất chân địch hổng lên và bị mất thăng bằng.

9. Đòn chân Ha-rai-su-ri-kô-mi-a-si ( Harai Tsuri Komi Ashi ) :

Cũng bắt đầu từa tựa như đòn số 6 nhưng lần này ta cùng ngã người ra phía sau theo sức kéo của ta, đồng thời ta quét ngay ống quyển hay cổ chân địch để hất tung địch về phía sau của ta chứ không phải ngang bên hông.

10. Đòn chân Ô-sô-tô-gu-ru-ma ( Osoto Guruma )

Ta hãy kéo tay phải, đẩy tay trái, buộc địch nghiêng người về bên tay phải của địch, ta cũng dùng luôn cả thân người của ta áp sát vào ngực địch để tăng thêm lực đẩy, đồng thời ta chêm chân ra phía sau chân của địch ( ngay mặt sau của gối ) mà hấ lên .

11. Đòn chân Ô-sô-tô-ô-tô-si ( Osoto Otoshi ):

Tay trái của ta kéo thật mạnh, tay phải của ta thì đẩy thật mạnh, buộc địch mất thăng bằng, ta bước nhanh sang hết bên phải của địch rồi luồn chân phải của ta ra sau lưng của địch rồi dùng gót chân để đá hất ngược vào ngay nhượng chân phía sau đầu gối phải của địch .....

12. Đòn hông Ha-rai-gô-si ( Harai Goshi ):

Đòn này cũng như hầu hết các đòn hông khác, đỏi hỏi khi vô đòn thì phải vô rất nhanh và bộ chân phải rất vững vàng.... Ta hãy đẩy địch một chút, khi địch gượng người lại chống sức đẩy cuả ta thì ta nhân đó mượn sức của địch và nhanh như chớp bỏ chân trái vòng ra sau chân phải rồi xoay người lại chêm hông vào khoảng hông gần háng của địch, đông thời cả hai tay ta kéo mạnh địch vào sát người của ta, ta dùng chân phải của ta hất mạnh vào ngang gối của chân địch để phụ với hông tung địch lên bay qua vai của ta.

13. Đòn hông Su-ri-kô-ri-gô-si ( Tsuri Komi Goshi ):

Xoay người chêm hông của ta thật sát vào hông của địch, hai chân song song hai vai, tay trái ta nắm tay áo địch kéo thật mạnh, tay phải nắm cổ áo địch dở thẳng lên, các động tác nhịp nhàng cùng một lúc để quật địch bay qua hông của ta về phía trước.

14. Đòn hông U-chi-ma-ta ( UChi Mata ):

Xoay người chêm hông vào người địch, kéo địch sát vào sao cho bung của địch ở trên hông của ta, hai tay ta kéo địch thật mạnh vào người của ta nhưng kéo tay trái mạnh hơn để buộc địch phải nghiêng mình, đông thời cùng lúc ta luồn chân trái của ta về sau lưng vào ngay giữa hai chân của địch hất lên vào háng của địch cùng một lúc với hai tay kéo mạnh quật địch bay qua hông của ta về phía trước.

15. Đòn hông U-ki-gô-si ( UKi Goshi ):

Xoay người chêm hông vao hông của địch, hai chân ta song song với vai ( tất cả chân tấn của Judo nên hơi rùn xuống một chút, hai đầu gối mỡ rộng vừa phải )..... tay trái của ta kéo tay phải của địch cho thật mạnh, đồng thời tay phải của ta luồn vòng ra sau ôm ngang hơi trên thắt lưng một chút và quật mạnh địch qua hông ta về phía trước.....

16. Đòn hông Ha-nê-gô-si ( Hane Goshi ) :

Xoay người chem hông vào hông của địch.... các động tác vô đòn cũng giống như ở đòn Ha-rai-gô-si đã trình bày ở trên, tuy nhiên hơi có một chút khác biệt là lần này tay phải của ta nắm cổ áo của địch dở lên trên ( để kết quả tốt hơn ta có thể vừa dỡ vừa chem cùi chỏ của ta vào ngực địch cho thế thêm mạnh mẽ, còn chân thì lần này lại chêm vào gần háng của địch và hất địch lên cùng lúc với động tác của hông bẩy lên và động tác của hai tay..... Đòn này phải nhanh thật nhanh vì chậm một chút thôi thì địch gồng người lại thì đòn này sẽ trở nên khó khăn hơn.....

17. Đòn hông U-su-ri-go-si ( Utsuri Goshi ):

Ta luồn ty ôm lưng của địch, sau đó xoay người chêm hông vào rồi bẩy địch lên cao và quật xuống qua vai của ta.

18. Đòn hông Sô-dê-su-ri-kô-mi-gô-si ( Sode Tsuri Komi Goshi ) :

Đòn này các động tác vô đòn giống như đòn Tsuri Komi Goshi nhưng lần này ta vô đòn hơi thấp, chêm mông của ta vào ngay háng của địch, tay phải của ta lại nắm tay trái của địch đưa thẳng lên, tay trái của ta kéo mạnh, mong của ta bật lên hất địch bay qua đầu ta....

19. Đòn hông Kô-u-chi-ma-ki-kô-mi ( Ko Uchi Makikomi ):

Đòn này là đòn rất khó dùng nhưng là một đòn rất hay. Ta xoay người vô đòn sát vào người địch, rồi kẹp chặt cánh tay phải của địch vào nách phải của ta, dùng tay trái của ta kéo địch thật mạnh và ta dồn cả sức nặng của thân mình ta đè lên cánh tay phải của địch, đồng thời ta dùng chân phải của ta móc ngược chân phải của địch.... nguyên lý của đòn này là ta vừa móc chân địch vừa té nhào để kéo địch té theo....

20. Đòn vai Sôi-na-ghê ( Seoi Nage ):

Xoay người vô đòn hơi thấp , tay trái ta kéo tay phải của địch sát vào người ta, tay phải ta nắm ngực áo của địch xoáy mạnh, và xoáy sao cho cùi chỏ của ta thúc vào nách phải của địch, cùng lúc với các động tác của tay, ta cũng bẩy hông và bật hai chân thật nhanh để quật địch bay về phía trước.

21. Đòn vai ip-pông-sôi-na-ghê ( Ippon Seoi Nage ):

Cách vô đòn cùng từa tựa như đòn Seoi Nage ở trên, chỉ khác là lần này tay phải của ta không nắm ngực áo của địch mà chuyển vào nắm sát vào nách trong của cánh tay phải của địch ( nghĩa là cả hai tay ta đều ôm tay phải của địch )... và lúc quật địch thì cũng y chang như ở trên....

22. Đòn vai Ka-ta-gu-ru-ma ( Kata Guruma ):

Đòn này đòi hỏi sự nhanh nhẹn và đúng lúc thì mới có hiệu quả, ngoài ra còn đòi hỏi sự trì kéo rất mạnh mẽ và nhiều lần buộc địch di chuyển và không phòng thủ kỹ càng. Ta hãy dùng tay trái kéo địch thật mạnh buộc địch phải nghiêng người đi thì ta nhanh như chớp độn vai vào ngay bụng của địch, tay phải của ta cũng nhanh chóng ôm lấy đùi trong của địch mà nhấc bổng lên rồi quăng địch về phía trước.....

23. Đòn u-si-rô-gô-si ( Ushiro Goshi ) :

Đòn này ta thấy tụi Wrestlers hay xài bên WWE , kể cả đấu tự do UFC, để dể hình dung, xin anh em coi họ dùng đòn mà có thêm khái niệm rõ ràng hơn. Đòn này đòi hỏi ta phải hết sức nhanh nhẹn, chờ khi địch tấn công ta, né tránh và luồn ra phía sau lưng của địch và ôm chặt hông dưới của địch rồi nhấc lên rồi ngã vật xuống.... Để có thể thấy được sự nhanh nhẹn này, xin mọi người hãy coi mấy tên Linebackers né tránh và dí để sack quarterbacks thì sẽ rõ....

24. Đòn ngã người Tô-mô-na-ghê ( Tomoe Nage ):

Đòn này cùng là một đòn khó dùng vì đòi hỏi phải dùng đúng lúc mới có hiệu quả, ví dụ như ta cố sức đẩy địch lùi vài bước rồi nhẹ tay lại dụ cho địch phản kháng mà đẩy lại ta, ta nhanh chóng nương theo sức phản kháng đó mà kéo địch thật mạnh vào người của ta và hết sức bất ngờ ta ngã nằm người xuống làm địch bị mất thăng bằng, đồng thời chân phải của ta đạp mạnh vào bụng dưới hoặc hạ bộ, nhưng ta phải đạp tung bổng người của địch lên, thêm vào đà trì kéo và nằm người ra của ta, địch sẽ bị hất văng lộn qua phía trước đầu của ta....

25. Đòn ngã người Du-kô-gu-ru-ma hay còn gọi là đòn hy sinh ( Yuko Guruma ):

Cũng y chang như đòn Tomoe Nage ở trên, chỉ khác chút là lần này ta dùng luôn cả chân trái của ta đạp vào ống quyển của một trong hai chân trụ của địch, còn chân phải thì cũng dùng y chang như đòn đã nói ở trên.

26. Đòn quănng ngang U-ki-qua-da ( Uki Waza ):

Ta cũng té ngã người như hai đòn 24-25 ở trên, chỉ khác là lần này ta dùng hai chân của ta chặn hai cổ chân của địch, tốt hơn hết là đạp vào hai cổ chân hoặc ống quyển của địch thật mạnh, đồng thời hai tay của ta kéo mạnh về hẳn một bên, địch sẽ té ngã ngang người ta chứ không bay qua đầu của ta như hai đòn ở trên......

27. Đòn hy sinh thứ nhất ( tức là đòn Yuko Guruma đã được nói ở trên )

28. Đòn hy sinh thứ hai : ( Yoko Wakare ) :

Trong khi dằn co với địch, ta hãy kéo mạnh bên phải của địch làm cho địch mất thăng bằng, đồng thời ta ngã người té nằm xuống một bên để mượn sức nặng của thân mình kéo địch ngã theo và dùng cả hai chân của ta chặn ngang chân trụ của địch, địch sẽ té ngang qua người của ta...

29. Đòn hy sinh thứ ba : ( Uchi Maki Komi ) :

Tư thế vô đòn của đòn này giống như đòn Harai Goshi đã viết ở trên, chỉ khác chút là mình nắm chặt tay của địch rồi té người nghiêng xuống một bên để lôi địch té theo về bên phải của mình, sau khi té rồi mình luồn tay vào dưới ngay cùi chỏ của địch mà bẻ tay hắn...

30. Đòn hy sinh thứ tư : ( Tani Otoshi ):

Ta nắm chặt tay phải của địch và đè ghị xuống, buộc địch phải dồn trọng lương cơ thể về bên chan phải của hắn, đông thời ta bước chân trái lên chặn phía sau chân phải của địch, ta dùng sức toàn thân và tay phải của ta đẩy và đè địch cho té ngữa, ta cũng nghiêng người té theo địch, sau khi té rồi thi ta nhanh chóng luồn tay phải của ta vào bên dưới cùi chỏ tay phải của hắn mà hiện ta đang giữ chặt.... rồi thì ta khóa tay hắn, nếu ta bẻ mạnh thì có thể làm sái khớp xương tay của địch ngay.....

31. Đòn hy sinh thứ năm : ( Đòn Kugi Nuki ):

Ta nhanh chóng lợi dụng lúc địch đang mất thăng bằng vì sức trì kéo của ta, ta nắm chặt lấy cổ áo và tay phải của địch mà bay lên kẹp hai chân hài người địch, chân trái thì kẹp ngang bụng, chân phải thì kẹp ngay phía sau đầu gối của địch, đồng thời ta vặn người, tay phải của ta kéo thậm mạnh cổ áo của địch ghì xuống, hai chân ta cố dùng sức xoay vòng ( bẻ ) ngược từ trước ra sau để quật địch té ra phía sau của hắn....

Judo ( Nhu đạo ) là một môn võ rất thực dụng ngoài hè phố, chẳng thế mà hầu hết các đòn thế lợi hại của Nhu đạo đều được dạy cho các lực lượng Cảnh Sát, Hải Quân.....v...v.... ) rất kỹ càng... Ngoài ra thì hầu hết các lớp học tự vệ đều chú trọng vào rất nhiều các đòn thế cũng của Nhu Đạo...

Thật ra học hết các đòn cho biết vậy thôi, nhưng ta chỉ nên luyện cho thuần thục khoảng 5-6 đòn "ruột" mà thôi... Chỉ cần giỏi thật giỏi 5-6 đòn đó thì cũng đủ xài rồi...

Nên nhớ kỹ, tập môn võ nào cũng vậy, cần tập cho tinh, cho giỏi.... khi lâm trận thì không thể chờ vào đúng đòn mới xài được, phải biết tùy cơ ứng biến, không cần biết đòn gì, nhiều khi một cái lắc vai đúng lúc, đúng chổ vẫn có thể khiến cho địch đau đớn, dội ngược, hay té nhào.... Cái hay chính là chổ đó.... Không phải học đòn nhiều, học quyền nhiều, hay học võ nhiều môn khác nhau mà giỏi.... Phải có can đảm hơn người, phải biết bình tĩnh và phải biết tùy cơ ứng biến !!! Ý khởi thì đòn xuất !!!

Vẫn còn rất nhiều các đòn đè, đòn xiết cổ, đòn tay khác của Nhu đạo.... nhưng vì các đòn này có phần khá phức tạp khi diễn giải cho nên tạm thời ngưng tại đây vậy.... Nhưng tóm lại : "Nguyên lý chính của Nhu đạo là mượn sức của địch để phá vỡ thăng bằng của địch.... như vậy thì không cần biết là xài đòn nào, chỉ cần làm sao cho địch dồn trọng lượng toàn thân vào một bên và ta bằng cách này hay cách khác tấn công vào đó để làm cho địch mất thăng bằng là thành công rồi.... ". Thanks.

| Chia sẻ |
THẢO LUẬN  
   ???
Judo vs Aikido khác nhau mà Thời gian: 02:40 21/08/2013
Người gửi: thaovu
Đánh giá: Rank
Ý KIẾN CỦA BẠN  
  Hãy đăng nhập để thảo luận

Tin cùng loại cũ hơn